PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XƯƠNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

   BÀI TUYÊN TRUYỀN

Các biện pháp phòng, chống bệnh cúm, sởi

và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp năm 2025

          Triển khai công văn số 75/PGDĐT-THTĐ ngày 24/02/2025 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Lộc về việc tiếp tục tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao.

          Để hiểu, biết và phòng tránh bệnh, chúng ta cần biết một số thông tin về bệnh:
                                                     BỆNH CÚM:

1. Bệnh cúm là gì?
          Bệnh cúm  là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có vacxin phòng chống.
          2. Cơ chế lây bệnh?
          Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rut từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
          3. Dấu hiệu của cảm, cúm là gì?
          - Sốt (trên 38 độ) ;
          - Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi ;
          - Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi ;
          - Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng ;
          - Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…
          - Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.
          4. Các biện pháp phòng chống
          a. Tăng cường vệ sinh cá nhân
          - Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
          - Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng.
          - Không khạc nhổ bừa bãi.
          b. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
          - Tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế.
          - Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp khi có dịch.
          c. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh
          -  Hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (bằng dung dịch Natriclorid 0,9%), họng (súc miệng bằng các dd sát khuẩn nhẹ hoặc nước muối pha loãng ở nhà).
          - Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước Javel, cồn 70 độ…
          - Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.
          5. Làm gì khi có biểu hiện nghi mắc cảm cúm?
          Nếu bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm như trên thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với Trạm y tế của Nhà trường để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời./

 

BỆNH SỞI

1. Nguyên nhân mắc sởi?

Sởi là do tình trạng nhiễm vi rút rubella. Người mang vi rút này thường hắt hơi, ho, những giọt nước li ti chứa vi rút sẽ lan toả. Vi rút trong các giọt nước bọt, dịch tiết của cơ thể này có thể tồn tại tới 2 tiếng ngoài không khí. Một đứa trẻ hay người lớn hít phải những giọt nước chứa vi rút này đều có thể bị nhiễm bệnh.

Nếu hệ miễn dịch chưa được chuẩn bị thì khả năng phát bệnh là 90% khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Sau đó, trong vòng 21 ngày, bệnh sẽ khởi phát. Một người mang vi rút sởi sẽ có khả năng lây truyền cho người khác từ 2 - 4 ngày trước và sau khi phát ban biến mất.

2. Các triệu chứng của bệnh sởi?

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sởi là sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt sưng đỏ, viêm. Vài ngày sau đó, những nốt nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má.

Một vài ngày sau đó nữa, các ban mụn sẽ nổi khắp mặt, cổ và lan xuống cơ thể. Khi đó thân nhiệt cao, có thể lên tới 40,6 độ C. Các vùng phát ban có thể trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra là cảm thấy ốm mệt, có cảm giác đau nhức; chứng ho trở nên nặng hơn.

Ban xuất hiện khoảng 5 ngày và khi "tàn" sẽ có màu hơi nâu nâu rồi sẽ biến mất, để lại lớp da khô, bong tróc.

3. Những biến chứng có thể gặp?

Đa phần các trường hợp mắc sởi đều khỏi bệnh mà không gặp vấn đề gì. Khoảng 20 - 30% trường hợp mắc sởi gặp một số biến chứng như tiêu chảy hay viêm tai.

Một số nhỏ khác có thể gặp các biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm màng não, viêm não và rất hiếm các trường hợp gặp biến chứng nặng ở não.

4. Chăm sóc người bị sởi như thế nào?

Nếu nghi ngờ người thân mình nhiễm sởi, điều đầu tiên là cần đưa ngay tới bệnh viện. Sởi là một bệnh có khả năng lây truyền mạnh nên bắt buộc phải thông báo với các cơ sở y tế.

Luôn cho người bệnh uống thật nhiều nước để giảm thiểu tình trạng cơ thể bị thiếu nước do sốt.

Có thể cho người bệnh uống 1 liều paracetamol để giảm đau, hạ sốt (nếu người bệnh trên 3 tháng tuổi).

Có thể để một chậu nước nóng hay máy làm ẩm trong phòng bệnh nhân để tăng độ ẩm cho không khí, giúp giảm các kích thích gây ho. Có thể cho uống 2 thìa mật ong pha nước ấm nếu bệnh nhân trên 1 tuổi.

Các kháng sinh không được dùng trong điều trị sởi nhưng có thể được dùng để điều trị biến chứng viêm tai giữa.

5. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi có dịch như thế nào?

Nếu chưa tiêm phòng mà sống trong vùng dịch thì phản ứng của cơ thể đối với vi rút sẽ phụ thuộc nhiều vào tuổi tác:

Nếu dưới 6 tháng tuổi và người mẹ đã từng bị sởi thì kháng thể từ mẹ sẽ truyền cho bé ngay từ trong bụng mẹ và bản thân trẻ đã có khả năng miễn dịch đối với bệnh này.

Nếu trên 6 tháng tuổi và đã từng tiếp xúc với vi rút sởi thì sẽ được tiêm vắc xin sởi để ngăn ngừa sự phát bệnh.

Như vậy, Vắc xin là cách duy nhất và tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi. Đúng vậy. Và nó hoàn toàn an toàn, không gây bệnh cho người tiêm phòng. Các vi rút này được đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể, đủ sức "chiến đấu" khi gặp các vi rút mạnh hơn.

CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

      Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp. Hiện nay, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.                

          1. Bệnh lây qua đường hô hấp là gì?
          Các bệnh lây qua đường hô hấp là lây lan qua không khí, qua dịch tiết khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Các bệnh lây qua đường hô hấp khá đa dạng và điển hình như là: Cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, Covid19
          2. Cách phòng chống bệnh lây qua đường hô hấp
          Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 05 biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
          Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
          Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
          Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
          Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
          Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
                             

         Mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức cần tích cực, chủ động phòng, chống dịch bệnh nhằm góp phần đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Qua đó bảo vệ quyền lợi của bản thân, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội./.        

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường Tiểu học Đức Xương ra quân các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh cũng như vườn hoa tạo nét rực rỡ cho khuôn viên ngôi trường. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 32 phút - Ngày 6 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
TRƯỜNG TH ĐỨC XƯƠNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẾT QUÊ EM CHÀO MỪNG 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930- 3/2/2025) ... Cập nhật lúc : 21 giờ 52 phút - Ngày 23 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XƯƠNG TUYÊN TRUYỀN LUẬT TRẺ EM TỚI CÁC EM ĐỘI VIÊN, NHI ĐỒNG. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 30 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 45 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
CHI ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XƯƠNG PHỐI HỢP BCH ĐOÀN XÃ TỔ CHỨC THĂM HỎI TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NHÂN NGÀY 22/12 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 38 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH ĐỨC XƯƠNG TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH “ ỨNG XỬ VĂN MINH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” ... Cập nhật lúc : 19 giờ 40 phút - Ngày 3 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH ĐỨC XƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM ... Cập nhật lúc : 15 giờ 49 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Hòa chung không khí tưng bừng, hứng khởi của ngành giáo dục cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) ... Cập nhật lúc : 19 giờ 22 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Tham quan trải nghiệm dành cho học sinh là một hoạt động thiết thực nằm trong chương trình giáo dục ở cấp Tiểu học. Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của học si ... Cập nhật lúc : 15 giờ 55 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XƯƠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GIỜ RA CHƠI TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ... Cập nhật lúc : 19 giờ 42 phút - Ngày 31 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Truyện cười song - ngữ Anh Việt
Tuyển tập 99 truyện cười Việt Nam
Tuyển tập truyện cười song ngữ Anh - việt
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích ông Ba mươi
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích nước biển mặn
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích núi Mẫu tử
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự Tích Núi Ngũ Hành
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích nhân sâm
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích mùa xuân
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích người mẹ
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích cây khoai lang
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích ngày Tết
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Mèo và Chuột
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Khỉ đít đỏ
Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Hồ Tây
1234567